Địa chỉ: 9 Xương Huân, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Hotline: 0908885801 (Zalo/Viber/WhatApps)
Email: dskimbien@gmail.com
Định lượng: 500g
Giá: liên hệ
Quy cách đóng gói: hộp nhựa
Xuất xứ: biển Nha Trang, Khánh Hoà
Phân phối: tại Tp. Nha Trang & Toàn quốc
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát
Hạn sử dụng: 3-5 ngày
Nguồn gốc và tên gọi:
Rong nho theo cách gọi của Việt Nam, phỏng theo hình dáng của loại thực vật này. Tên tiếng anh là Sea Grape và có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.A.g. Các tên gọi khác của rong nho : Umibudou (Nhật), Green Caviar (The Philippines)
Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở các vùng biển ấm Thái Bình Dương như: Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản, những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao…Rong nho biển phát triển mạnh tại Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn như một loại rau xanh từ những thập niên 70 của Thế kỷ trước. Và từ lâu rong nho đã được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn ở các nước tiên tiến, đặc biệt là ở Nhật Bản.
Năm 2004, loài rong này được du nhập và nuôi trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Đến năm 2007 thì nuôi trồng loại rong này thành công trong điều kiện của Việt Nam. Ở Việt Nam, năm 2006, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã tìm thấy rong nho tại đảo Phú Quý (Phan Thiết). Tuy nhiên kích thước của nó lại rất nhỏ, bằng 1/3 - 1/4 so với loài rong có nguồn gốc ở Nhật Bản.
Dinh dưỡng và công dụng:
Rong nho có đặc điểm mềm, giòn, ngon. Rất bổ dưỡng do có chứa nhiều vitamin A, C. Và chứa nhiều khoáng chất vi lượng cần thiết.
Rong nho có hàm lượng cao các khoáng đa lượng Ca, Mg, K, Na, P đặc biệt các khoáng đa lượng cần thiết cho người là Canxi (chiếm 2,1%) và Magiê (chiếm 1,2 %)
Trong rong nho chứa nhiều khoáng vi lượng, trong đó có đầy đủ các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban,...
Fe và I đang được xem là 2 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, phòng chống các rối loạn do thiếu 2 vi chất này (thiếu máu, bướu cổ, đần độn…)
Hàm lượng Iod trong rong nho (470µg.g-1) là rất cao (tương đương với hàm lượng Iod trong các loại rong mơ – Sargassum và cao hơn nhiều lần so với hàm lượng Iod trong các loại thực phẩm khác, kể cả trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá tươi : 2.4 µg.g-1 , cá khô 13.6 µg.g-1, nước mắm : 9.5 µg.g-1 , mắm ruốc 3-15 µg.g-1 , muối hạt : 5.5 µg.g-1 , rau cải xoong : 0.45 µg.g-1 )
Cùng với các khoáng đa và vi lượng khác, đặc biệt là Ca, P, Mn, Cu, Co, Zn, … sẽ có tác dụng phòng và chống bệnh bướu cổ ở địa phương. Vì bệnh bướu cổ xuất hiện không chỉ do thiếu lượng Iod cần thiết và còn do thiếu khác khóang đa và vi lượng khác, đặc biệt là Ca, P, Mn, Cu, Co, Zn, … trong môi trường sống và thực phẩm.
Nhu cầu Iod cần thiết cho cơ thể con người được qui định tối thiểu là 150 µg.g / 1 ngày ( Theo US food anfd nutrition board , 1980 : Cơ quan dinh dưỡng thực phẩm Mỹ năm 1980), Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn là 300 µg.g / ngày .
Hydrat Carbon trong rong nho chủ yếu là đường Rammonse có tác dụng như Sulfat polysacharid nên giúp việc nhuận trường cũng như kháng khuẩn đường ruột, hấp thu các kim lọai độc hại trong cơ thể người và thải ra ngòai theo đường bài tiết.
Ngoài ra trong rong nho có chứa Protein ( Chiếm 7,4%), Lipid (1,2%)
Mặc dù có hàm lượng Protein không vượt trội, song trong rong nho, cũng như các loại rong biển khác, có chứa khoảng 20 axit amin, trong đó có 10 loại axit amin cần thiết cho con người như Histidine, Isoleusine, Leusine, Lysine, Methionine, Phenylalannne, Threonine, Trypthophan, Valine, và Glutamic acid, Aspartic acid,
Hội đồng Philippin về nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản và biển (PCAMRD), nước có lịch sử nuôi trồng và sử dụng rong nho cho thực phẩm lâu đời nhất (trên 40 năm), đang định hướng nuôi trồng rong nho xuất khẩu đã xác định rong nho là nguồn cung cấp Iod, Ca, Fe và Vitamin A,C cho cơ thể con người.
Tóm lại rong nho là nguồn cung cấp Iod, Canxi, Sắt và Vitamin A, C cho cơ thể người. Trong đó sắt, Iod , Vitamine Alà các vi chất này như : suy dinh dưỡng cần thiết cho mọi lứa tuổi, phòng chống các rối loạn do thiếu các vi chất này như : suy dinh dưỡng, thiếu máu, bướu cổ, đần độn…
Căn cứ vào hàm lượng các khoáng chất trong rong nho và nhu cầu tối thiểu của cơ thể người thì mỗi ngày 1 người chỉ cần ăn khỏang 10-15g rong nho tươi là có đủ lượng Iod cũng như các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Công dụng:
Giúp phòng chống 1 số bệnh như Thấp khớp và Cao huyết áp, Bệnh đường ruột, Tiểu đường, Huyết áp, Bướu cổ, Thiếu máu, Gout, Suy dinh dưỡng,…
Cách bảo quản:
Đối với rong tươi:
Chú ý: không để rong trong tủ lạnh hoặc ngoài nắng.
Đối với rong nho khô:
Cách sơ chế:
Rong nho tươi :
Rong nho khô :
Cách chế biến:
Rong nho biển được dùng chế biến rất nhiều món ăn ngon: gỏi rong nho tôm tươi, bó xôi đậu hũ xốt chua, salad rong nho, canh rong biển sườn non…
Bài viết này xin giới thiệu món ăn phổ biến từ rong nho: gỏi rong nho tôm tươi
Nguyên liệu:
Chế biến và trình bày:
Lưu ý: Khi trộn rong nho bạn nên nghiêng về vị chua ngọt vì rong nho đã có sẵn vị mặn. Khi trộn rong nho phải dùng ngay, nếu để lâu rong nho sẽ bị ra nước và món gỏi sẽ bị mặn
Đặc sản Kim Biển - Đặc sản biển Nha Trang